bg-layer-star bg-layer-star
bg-layer-star

 Về sapporo

Khám phá tuyệt tác,
nơi giao thoa bắt đầu

Tại Sapporo, chúng tôi tin rằng bia được tạo ra để làm phong phú nền văn hóa ẩm thực và mang đến những khoảnh khắc thăng hoa cho người tiêu dùng. Đây chính là sứ mệnh mà Sapporo đang từng bước hoàn thành.

bg-layer-star bg-layer-star
bg-layer-star
talent-img

 HÀNH TRÌNH CỦA SAPPORO

Khởi nguồn từ nhà máy bia Kaitakushi, cho đến nay, bia Sapporo vẫn không ngừng nỗ lực để phát triển và hoàn thiện ngành nấu bia truyền thống.

Bằng chính những cải tiến vượt bậc, Sapporo tiếp tục tìm ra những hướng đi mới và mang đến những giá trị làm phong phú thêm đời sống người tiêu dùng.

bg-layer-star bg-layer-star
bg-layer-star
product-img

 NGUYÊN LIỆU NẤU BIA

Sự kết hợp hoàn hảo của Đại mạch, Hoa bia và Nước, tạo nên hương vị êm đằm tuyệt hảo của Bia Sapporo Premium

Được tạo nên bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa các nguyên liệu được chọn lọc nghiêm ngặt, men bia đặc tuyển và kỹ thuật tiên tiến, Bia Sapporo Premium đã khẳng định vị trí của mình ở thị trường Việt Nam và thế giới.

bg-layer-star

 QUY TRÌNH NẤU BIA

Quy trình chuẩn để tạo ra loại bia
thơm ngon, an toàn và đáng tin cậy

  • step-img

    1. Chuẩn bị nguyên liệu

    Bên trong hạt lúa mạch có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Người ta sàng phân loại hạt theo một kích cỡ nhất định để đảm bảo các hạt sử dụng có kích thước đều nhau.

    Trong giai đoạn nảy mầm, bên trong hạt lúa mạch diễn ra rất nhiều sự biến đổi. Bằng cách tác động theo hướng thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình biến đổi này mà người ta tạo ra loại malt có chất lượng phù hợp với loại bia mình mong muốn.

    Bên trong hạt lúa mạch có chứa rất nhiều enzym - vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong giai đoạn nấu tiếp theo. Ở gian đoạn sấy khô, người ta sẽ tác động làm dừng quá trình nảy mầm, dùng luồng gió nhiệt độ thấp để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của enzym, sau đó sử dụng dùng luồng gió nóng sấy khô Malt để khống chế sự sinh sôi của các vi khuẩn và giúp Malt có thể được bảo quản trong thời gian dài.

    Phần rễ của Malt là nguyên nhân tạo ra những mùi vị hỗn tạp. Do đó, sau khi làm khô, người ta nhanh chóng loại bỏ phần rễ này bằng một thiết bị chuyên dụng. Sau đó, người ta cho Malt thành phẩm vào xilô để ủ trong khoảng 1 tháng.

    Trước khi cho vào lò nấu, Malt sẽ được xay nhỏ, việc này giúp nâng cao hiệu quả chuyển hóa tinh bột thành đường (đường hóa).

    Xem thêm
  • step-img

    2. Công đoạn nấu & lọc bã

    Để giúp phân giải và chia nhỏ kết cấu kết tinh của tinh bột, người ta cho malt vào lò nấu và dùng nước sôi để xử lý thành một dạng hồ nhão. Đây gọi là công đoạn “hồ hóa”. Tại đây, Enzyem sẽ làm biến đổi tinh bột đã được hồ hóa của malt thành chất đường. Protein sẽ được phân giải thành Peptide (chuỗi axit amino) - vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra bọt bia – và axít amino vốn là nguồn dinh dưỡng của men bia, đóng góp trong việc sinh sôi men bia và tạo ra thành phần mùi hương cho bia.

    Sau khi kết thúc quá trình đường hóa, người ta sẽ thực hiện lọc để loại bỏ các chất rắn. Malt xay đến kích thước vừa phải, khuấy trộn vừa phải trong giai đoạn đường hóa, điều này nhằm giúp các loại đường đa chứa bên trong không bị phân giải.

    Xem thêm
  • step-img

    3. Đun sôi & bổ sung hoa bia

    Dịch malt sau khi lọc sẽ được chuyển sang lò đun sôi và cho thêm hoa bia vào.

    Vị đắng sẽ được sinh ra nhờ công đoạn nấu sôi. Hoa bia được cho là thành phần tạo ra vị đắng, tuy nhiên chỉ bỏ hoa bia vào thôi thì chưa thể tạo ra vị đắng này. Chỉ khi nấu sôi lên, một loại axít có trong hoa bia bị biến đổi và tạo ra vị đắng. Phương pháp đo vị đắng của bia được tính toán thông qua việc đo lường chất Isohumulone vốn được hình thành qua công đoạn nấu sôi.

    Cách đưa hoa bia vào nấu sôi cũng làm thay đổi mùi hương của bia. Có thể cho toàn bộ hoa bia vào ngay từ đầu khi mới đun sôi, hoặc có thể chia làm nhiều phần để đưa vào từ từ. Để tạo ra mùi hương mạnh của hoa bia, người ta có thể thêm vào một phần hoa bia tại thời điểm ngay trước khi kết thúc công đoạn đun sôi.

    Xem thêm
  • step-img

    4. Công đoạn kết lắng

    Sau khi nấu sôi, sẽ đến công đoạn lọc bỏ các chất rắn chứa trong dịch Malt. Công việc này được thực hiện bằng một thiết bị hình trụ có tên gọi là whirlpool. Người ta đổ dịch Malt vào trong thiết bị này và cho quay tròn, lực ly tâm sinh ra sẽ gom các chất rắn lại chính giữa.

    Xem thêm
  • step-img

    5. Làm lạnh và lên men

    Dịch malt sau khi trải qua công đoạn nấu sôi sẽ được làm lạnh. Tại công đoạn này, dịch malt sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ bắt đầu lên men, rồi được cung cấp các enzym cần thiết cho sự sinh trưởng của men bia.

    Sau khi làm lạnh dịch malt đến nhiệt độ cần thiết cho quá trình lên men (trường hợp lên men chìm là 8-10°C, trường hợp lên men nổi là 15-20°C) và cho enzym vào thì người ta sẽ cho men bia vào dung dịch này.

    Men bia được cho vào sẽ hấp thụ đường và làm lên men đường. Dưới tác động lên men của enzym có trong men bia, đường sẽ chuyển hóa thành cồn (ethanol) và khí CO2. Khoảng 1 tuần sau đó, bia non được hình thành.

    Xem thêm
  • step-img

    6. Công đoạn ủ

    Bia non sau khi hình thành sẽ được chuyển sang bồn ủ.

    Bia được chuyển sang bồn trữ (lên men sau). Lúc này lượng men nổi trên mặt và men chìm xuống dưới có tỷ lệ khoảng 1:2 là tốt nhất. Bia non khi được chuyển sang bồn trữ sẽ được cho lên men lại. Khi đó, các men bia chìm bên dưới sẽ lại sinh sôi bên trong bia non.

    Sau đó, bia được làm lạnh đến dưới 0°C rồi tiếp tục ủ trong nhiều chục ngày tiếp theo. Để công đoạn lên men sau được diễn ra một cách có hiệu quả, trong bia non nhất thiết phải có phần chiết xuất có tính lên men và phải còn một lượng men bia thích hợp.

    Xem thêm
  • step-img

    7. Công đoạn lọc

    Men bia và các chất cặn trong quá trình ủ sẽ được lọc bỏ. Ở công đoạn lọc này, người ta thường dùng vật liệu lọc những tấm lưới có lỗ rất nhỏ. Sau khi lọc và được xử lý nhiệt để diệt khuẩn, bia sẽ được đóng gói để xuất xưởng. Vỏ chai, lon… cũng được trải qua các công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt trước khi chiết bia vào

    Xem thêm
  • step-img

    8. Công đoạn đóng gói

    Chai bia rỗng sau khi được thu hồi về sẽ đi qua máy súc rửa và diệt khuẩn. Những chai vỡ, nứt, xước nhiều… sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền.

    Lon rỗng sau khi được nhà sản xuất lon kiểm tra bên trong và bên ngoài sẽ được giao đến nhà máy bia trong tình trạng được bao bọc kín khí. Tại đây, sau khi thiết bị kiểm tra tự động kiểm tra mặt trong của từng lon, một dòng nước áp lực cao sẽ được sử dụng để súc rửa lon. Ngay sau khi súc rửa xong, lon rỗng sẽ được chiết bia vào.

    Quy trình đóng lon được thực hiện bằng cách thay thế phần không khí trong lon bằng khí CO2 với áp suất tương đối. Việc tạo ra áp suất bằng khí CO2 như vậy có tác dụng giúp bia không bị nổi bọt và giúp loại bỏ phần khí oxy nằm trong lon vốn là tác nhân gây oxy hóa, làm giảm chất lượng bia.

    Lon bia đã được chiết bia xong sẽ có nhiệt độ rất thấp, không thể đưa vào thùng carton ngay mà phải qua công đoạn dùng nước ấm để đưa nhiệt độ lon bia trở về bình thường. Sau đó lon sẽ đi qua công đoạn đóng thùng carton.

    Xem thêm
bg-layer-star bg-layer-star
bg-layer-star
 NHÀ MÁY BIA SAPPORO VIỆT NAM

2011, KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY BIA SAPPORO VIỆT NAM TẠI LONG AN

Tọa lạc tại Khu công nghiệp Việt Hóa-Đức Hòa 3, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhà máy bia Sapporo Việt Nam tự hào là một trong những nhà máy được trang bị công nghệ nấu bia hiện đại bậc nhất. Chúng tôi vận hành với tiêu chí:
– Nguyên liệu chọn lọc, men bia đặc tuyển và kĩ thuật tiên tiến.
– Hệ thống kiểm soát chất lượng khắt khe theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
– Hơn 140 năm kinh nghiệm, cam kết chất lượng thượng hạng.

  • Diện tích

    6,5

    héc ta

  • Kinh nghiệm

    140+

    năm

  • Công suất

    150 triệu

    lít/năm